Phân tích RoHS bằng GCMS đi kèm bộ nhiệt phân CDS

Phân tích RoHS bằng GCMS cùng bộ nhiệt phân CDS

Ngoài những phương pháp hiện đại như AAS, XRF,… thì phương pháp phân tích RoHS bằng GCMS cũng được sử dụng. Hãy cùng Việt Nguyễn tìm hiểu!

1. Các tiêu chuẩn dành cho chất độc hại:

RoHS là tiêu chuẩn được ưu tiên sử dụng cho nhiều doanh nghiệp – viết tắt từ Restrict of Hazardous Substances, được thành lập bởi Liên Minh Châu Âu.

Khi mới được ban hành, RoHS chỉ được dùng duy nhất cho vật liệu bán dẫn điện tử. Nhưng vấn đề phát sinh càng nhiều nên kể từ tháng 7 năm 2006, RoHS II đã được ban hành.

Tính đến thời điểm hiện tại, RoHS đã tồn tại đến RoHS VI. Mỗi nhóm sẽ có giới hạn các nguyên tố và hợp chất khác nhau.

Bảng 1: Các nguyên tố và hợp chất thường cần kiểm soát trong RoHS
Tên Ký hiệu Giới hạn phát hiện LOD
Chì Pb < 1000 ppm
Thủy ngân Hg < 1000 ppm
Cadmium Cd < 100 ppm
Crom hóa trị 6 Cr6+ < 1000 ppm
Polybrominated Biphenyls PBB < 1000 ppm
Polybrominated Diphenyl Ethers PBDE < 1000 ppm

Chẳng hạn như RoHS II được ban hành vào tháng 7 năm 2011, với độ “phủ” rộng hơn qua tới các nhóm dụng cụ điện tử, dây điện, phụ tùng. Khi dụng cụ đạt RoHS II sẽ được cấp dấu CE thay vì tick xanh như RoHS I. Trong khi RoHS I chỉ sử dụng duy nhất cho dụng cụ điện tử.

Hình 1: Chứng nhận vật liệu đạt yêu cầu về RoHS

Ngoài RoHS vẫn còn các tiêu chuẩn khác được xem xét sử dụng như:

REACH: Registration, Evaluation, Authorization, Restriction of Chemicals sẽ dành cho nhóm hóa chất được sử dụng trong sơn, dung môi, …

WEEE: Waste from Electrical and Electronic Equipment được sử dụng cho tái chế, thu hồi điện tử.

ELV: End of Life Vehicle sẽ dành cho nhóm dụng cụ sử dụng trong phương tiện đi lại.

2. Các phương pháp xác định RoHS:

Dựa vào bảng 1, để phân tích được các nguyên tố và hợp chất đó thì cần phối hợp nhiều phương pháp phân tích.

  • Nguyên tố: sử dụng AAS hoặc XRF cầm tay
  • Hợp chất hữu cơ: sử dụng GC – MS kèm theo bộ nhiệt phân CDS

2.1 Thông số kĩ thuật chung để phân tích RoHS bằng GC – MS

Phân tích RoHS bằng GCMS

Hình 2: Phân tích RoHS bằng GCMS hãng SCION

2.1.1 Đường dẫn Ion không sử dụng thấu kính

+ Tăng hiệu năng quét thu phổ, dễ sử dụng và bảo trì

+ Độ truyền qua các ion tăng, kết quả ổn định

2.1.2 Nguồn ion hóa

+ Hệ filament (dây tóc) kép cùng công nghệ hồi phục dòng electron

+ Dễ dàng thay thế, vệ sinh nguồn ion

+ Vật liệu cấu tạo hệ thống tương đối trơ nên sẽ tăng hiệu suất, thời gian sử dụng mà không cần bảo trì nhiều

2.1.3 Bộ tứ cực

Thường sẽ sử dụng 1 tứ cực

+ Tứ cực Q0: Khí trơ He được bơm vào để đẩy mẫu, tránh được nhiễm bẩn vì khí trơ không tương tác với mẫu. Với thiết kế cong 90o sẽ gia tăng khả năng chọn lọc phân tử

+ Tứ cực Q1: Xảy ra quá trình phân mảnh mẫu

2.1.4 Tốc độ bơm của Turbo:

+ Gồm 2 cấp bơm, tốc độ 310/410 L trong 1 giây, tốc độ khí mang He lên đến 25mL/phút so với sử dụng cột Wide Bore (ID 0.53 mm)

2.1.5 Đầu dò EDR – Extended Dynamic Range

+ Sử dụng công nghệ tiên tiến Direc Ion Collection để gia tăng sự phát hiện ion âm – ion bị mất đi trong quá trình va đập dynode, giảm nhiễu và tăng tuổi thọ đầu dò

+ Người dùng không cần phải lập nhiều đường chuẩn cho các khoảng nồng độ khác nhau

2.1.6 Công nghệ có chức năng quét CBS – Compound Based Scanning

+ Đơn giản hóa cài đặt phương pháp cho chế độ theo dõi ion SIM

2.2 Thông số kĩ thuật của bộ nhiệt phân CDS

Có 2 bộ nhiệt phân thường được sử dụng là CDS6150 và CDS6200 có công nghệ tiên tiến được liệt kê sau:

Giống nhau Cải tiến Hình minh họa
CDS6150 + Trang bị bẫy phân tích chạy bằng phương pháp nhiệt phân tốc độ chậm.

+ Bẫy sử dụng khí phản ứng (Oxy, không khí), giải hấp nhiệt trên các ống hấp thụ hoặc trên nền mẫu lớn

+ Đều sử dụng công nghệ DISC – Drop In Sample Chamber tiên tiến giúp tăng tốc độ nạp mẫu vào ống nhiệt phân. Đi kèm là ống DISC giúp tối ưu thời gian chuẩn bị mẫu

+ Đều có nhiệt độ lên đến 1300oC, với chương trình nhiệt có bước nhảy là 10, tốc độ gia nhiệt là 20.000trong 1 giây, độ chính xác 0.1oC.

+ Có kiểm tra được sự thất thoát mẫu

Phân tích RoHS bằng GCMS
CDS6200 + Thêm bẫy đông lạnh (-198oC), không cần khí làm nguội, sử dụng khí phản ứng theo chuẩn

+ Sử dụng bộ chuyển đổi ống giải hấp nhiệt và bộ điều hợp Headspace

—-

Việt Nguyễn hiện tại đang là nhà phân phối trực tiếp các thiết bị huỳnh quang tia X di động hãng Bruker tại Việt Nam.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT  VIỆT NGUYỄN
Địa chỉ VPHCM: số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất,  Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

VPĐN: Số 10 Lỗ Giáng 5, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

VPHN: 138 Phúc Diễn, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội

Hotline PHÒNG SALES PHỤ TRÁCH SẢN PHẨM HHXRF BRUKER

  • Miền Bắc: 0834 6633 00 (Ms. Phương) – E: phuong@vietnguyenco.vn
  • Miền Nam: 0826 6644 22 (Mr. Thành) – E: thanh.hongco@vietnguyenco.vn
Email info@vietnguyenco.vn
Website https://www.vietcalib.vnhttps://www.vietnguyenco.vn