Tiệt khuẩn và Khử khuẩn trong lĩnh vực y tế?

Tiệt khuẩn và Khử khuẩn trong lĩnh vực y tế?

 

1.  Tiệt khuẩn và tiệt khuẩn – vấn đề liên quan:

  • Vô khuẩn tiệt khuẩn là một trong những yêu cầu hàng đầu của ngành y tế. Đối với cán bộ y tế, trong quá trình khám bệnh và chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn có thể trực tiếp truyền từ nhân viên y tế sang người bệnh và ngược lại, hoặc có thể gián tiếp qua dụng cụ. Vì vậy người điều dưỡng phải có thói quen, phản xạ vô khuẩn. Tuyệt đối tôn trọng quy trình vô khuẩn khi chuẩn bị hấp, sấy dụng cụ, khi tiến hành các thao tác, thủ thuật chăm sóc người bệnh, đồng thời phải biết chọn lựa phương pháp vô khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ thích hợp.
  • Tiệt khuẩn và khử khuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường bệnh viện, người bệnh và nhân viên y tế (khi xử lý dụng cụ và sử dụng dụng cụ). Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn và khử khuẩn khác nhau vì vậy trong thực tế cần chọn lựa mức độ khử khuẩn – tiệt khuẩn thích hợp tuỳ thuộc vào một số yếu tố: chất liệu làm dụng cụ, loại và lượng vi khuẩn bám trên dụng cụ, nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân viên y tế và cả chi phí y tế.

2.   Tiệt khuẩn là gì – Các phương pháp tiệt khuẩn – Ưu nhược điểm:

  • Tiệt khuẩn: Là quá trình loại bỏ nhiều hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh (trừ nha bào) trên dụng cụ hoặc trên da tới mức không gây nguy hiểm tới sức khoẻ.
  • Các phương pháp tiệt khuẩn gồm:
    • hấp ướt
    • hấp khô
    • tiệt khuẩn bằng khí.

2.1    Phương pháp tiệt khuẩn hấp ướt:

  • Là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt kuẩn cho tất cả các dụng cụ dùng trong các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm.
  • Phương pháp này không độc, rẻ tiền, diệt được nha bào, tốn ít thời gian. Thời gian tiệt khuẩn dụng cụ tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp xuất của quy trình hấp sấy; ví dụ:
    • Với nhiệt độ 121 độ C và ở áp suất 1,036 atmosphere thì hấp trong 15 phút.
    • Với nhiệt độ 134 độ C và ở áp suất 2,062 atmosphere thì hấp trong 3 – 4 phút.

2.2  Phương pháp tiệt khuẩn Hấp khô:

  • Thích hợp để tiệt khuẩn một số thuỷ tinh và kim loại. Thời gian là 170 độ C trong 2 giờ hoặc 180 độ C trong 1 giờ.
  • Phương pháp này hiện nay ít được khuyến cáo sử dụng vì khả năng tiệt khuẩn không bằng hấp ướt và dễ làm hư hỏng dụng cụ.

2.3 Phương pháp tiệt khuẩn bằng khí:

  • Các loại khí thường được sử dụng là:
    • Máy tiệt khuẩn bằng khí EO sử dụng khí EO (Ethylene Oxide)
    • Máy tiệt khuẩn bằng khí EO sử dụng khí Formaldehyd hoặc hấp ướt ở nhiệt độ thấp kết hợp với’sử dụng formaldehyd.
    • Máy tiệt khuẩn Plasma dùng khí hydrogen peroxide (H2O2)

3.  Ưu nhược điểm các phương pháp tiệt khuẩn: