Toàn cảnh chất lượng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu

Toàn cảnh chất lượng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu: cơ hội và thách thức

Khám phá toàn cảnh chất lượng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu: cơ hội phát triển, thách thức về kiểm soát kháng sinh và giải pháp công nghệ tiên tiến.

1. Tổng quan chất lượng thủy sản Việt Nam

1.1. Vị thế của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thủy sản thế giới

Việt Nam từ lâu đã khẳng định vị thế của mình là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Với đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và điều kiện khí hậu thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu, chỉ sau Na Uy và Trung Quốc. Theo số liệu từ Tổng cục Thủy sản, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt khoảng 10 tỷ USD, chiếm hơn 5% thị phần xuất khẩu thủy sản thế giới.

Tổng Kim Ngạch Thủy Sản

Hình 1. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ năm 2018 – 2024 (1)

1.2. Tầm quan trọng của chất lượng thủy sản Việt Nam đối với thị trường quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, chất lượng thủy sản đã trở thành yếu tố quyết định để Việt Nam duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chất lượng không chỉ là việc đáp ứng các yêu cầu từ đối tác mà còn thể hiện cam kết về an toàn và trách nhiệm với người tiêu dùng quốc tế.

Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc luôn đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt và khắt khe về an toàn thực phẩm, bao gồm kiểm soát dư lượng kháng sinh, hóa chất, kim loại nặng và vi sinh vật. Một lô hàng vi phạm có thể bị trả về, mất hợp đồng, nặng hơn nữa là cấm nhập khẩu, gây thiệt hại lớn về uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh cho chính công ty vi phạm.

Ngoài ra, chất lượng còn là nền tảng để xây dựng niềm tin với đối tác và người tiêu dùng. Trong thời đại bùng nổ thông tin, chỉ một sự cố nhỏ về an toàn thực phẩm có thể lan truyền nhanh chóng, không chỉ ảnh hưởng đến công ty đó là còn lan ra cả ngành. Ngược lại, sản phẩm đạt chuẩn quốc tế giúp nâng cao vị thế tạo ra lợi thế cạnh tranh.

2. Thực trạng chất lượng thủy sản Việt Nam

2.1. Xu hướng thắt chặt về các quy định dư lượng kháng sinh

Ngành thủy sản đang đối mặt với xu hướng siết chặt quy định về dư lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu. Các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc liên tục cập nhật danh mục kháng sinh bị cấm và giảm giới hạn dư lượng tối đa (MRLs), nhiều chất yêu cầu không được phát hiện. Điều này kéo theo yêu cầu khắt khe về giới hạn phát hiện (LOD) và định lượng (LOQ) của phương pháp phân tích, thường dưới 0.1–0.3 µg/kg (ppb) với các chất cấm như Chloramphenicol, Nitrofurans.

Với các kháng sinh được phép ở mức thấp như Fluoroquinolones hay Sulfonamides (MRL 100–200 µg/kg). Tuy nhiên, dù MRL cao hơn so với các chất cấm, các cơ quan quản lý vẫn khuyến nghị các phương pháp phân tích cần đạt LOQ đủ thấp để đảm bảo độ tin cậy khi định lượng gần MRL, thường là khoảng 1/10 MRL hoặc thấp hơn. Do đó, đầu tư hệ thống phân tích nhạy cao như LC-MS/MS là điều kiện bắt buộc để đáp ứng yêu cầu thị trường và duy trì xuất khẩu bền vững.

Mrl Kháng Sinh Thủy Sản 1

Bảng 1. MRL các nhóm kháng sinh ở một số thị trường xuất khẩu

 

2.2. Tình hình nhiễm kháng sinh trong xuất khẩu thủy sản giai đoạn từ 2010 – nay

2.2.1. Thống kê số lô hàng bị trả về

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, vấn đề tồn dư kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn luôn là một thách thức, bất chấp những nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Thực tế đã chỉ ra rằng, các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản tiếp tục đưa ra cảnh báo về những lô hàng thủy sản Việt Nam không đạt chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó tồn dư kháng sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc các lô hàng bị từ chối hoặc trả về.

Từ Chối Nhập Khẩu Nhật Bản

Hình 2. Số lượng lô hàng bị từ chối nhập khẩu vào Nhật Bản từ năm 2010 – 2023 (7)

Từ Chối Nhập Khẩu Mỹ

Hình 3. Số lượng lô hàng bị từ chối nhập khẩu vào Nhật Bản từ năm 2010 – 2023(8)

2.2.2. Nguyên nhân chính

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), giai đoạn từ năm 2010, đã có hàng trăm lô hàng thủy sản Việt Nam bị trả về hoặc cảnh báo bởi các đối tác quốc tế do vi phạm các quy định về hóa chất, kháng sinh và vi sinh vật. Đáng chú ý, các kháng sinh bị cấm như Chloramphenicol và Nitrofurans vẫn thường xuyên được phát hiện trong các mẫu tôm và cá tra.

Ngoài ra, các nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng như Fluoroquinolones và Sulfonamides cũng nằm trong danh sách các chất thường gây ra cảnh báo. Việc lô hàng bị trả về không chỉ gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho doanh nghiệp, từ chi phí vận chuyển ngược, lưu kho, xử lý sản phẩm, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của công ty và cả ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

3. Thách thức của doanh nghiệp trong kiểm soát chất lượng thủy sản Việt Nam

3.1. Kiểm soát chất lượng thủy sản

Kiểm soát dư lượng kháng sinh trong thủy sản là một quy trình phức tạp, đòi hỏi giám sát chặt chẽ. Thách thức lớn nhất nằm ở khâu nguyên liệu đầu vào, nơi việc sử dụng kháng sinh không đúng cách tại ao nuôi hoặc trại giống có thể dẫn đến tồn dư vượt ngưỡng. Trong khâu chế biến, nguy cơ nhiễm chéo vẫn tồn tại nếu không quản lý tốt quy trình tách biệt và vệ sinh thiết bị.

3.2. Cân bằng giữa chi phí và yêu cầu kiểm nghiệm

Để đáp ứng yêu cầu kiểm soát dư lượng kháng sinh ngày càng khắt khe, các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đối mặt với áp lực tài chính không nhỏ. Bài toán đặt ra là làm thế nào để cân bằng hiệu quả giữa chi phí đầu tư và mức độ tin cậy, chủ động trong kiểm nghiệm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trở nên vô cùng quan trọng.

3.3. Ứng phó với thay đổi từ các thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Trung Quốc ngày càng siết chặt quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là giới hạn dư lượng tối đa (MRLs) của kháng sinh, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng. Các MRL liên tục được hạ thấp, thậm chí áp dụng mức không phát hiện đối với một số chất cấm, đòi hỏi hệ thống thiết bị kiểm nghiệm phải đạt độ nhạy cao, đủ khả năng phát hiện ở mức ppb hoặc thậm chí ppt. Việc chậm nâng cấp thiết bị hoặc không theo kịp tiêu chuẩn kỹ thuật mới có thể khiến doanh nghiệp mất cơ hội xuất khẩu hoặc bị trả hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tài chính.

4. Kết luận

4.1. Kết luận

Ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để vươn mình mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng to lớn ấy, chúng ta không thể bỏ qua những thách thức hiện hữu, đặc biệt là trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, mà trọng tâm là vấn đề tồn dư kháng sinh. Đây không chỉ là một rào cản kỹ thuật mà còn là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của toàn ngành.

4.2. Giải pháp

Để phát triển một cách bền vững và nâng tầm vị thế, các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam cần xem xét đầu tư vào công nghệ phân tích hiện đại là một ưu tiên hàng đầu. Trong số đó, hệ thống LC-MS/MS chính là giải pháp tối ưu và không thể thiếu. Công nghệ này mang lại khả năng phát hiện và định lượng chính xác dư lượng kháng sinh ở mức siêu vi lượng, đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe nhất từ các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Việc sở hữu LC-MS/MS không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát chất lượng ngay tại chỗ, giảm thiểu rủi ro bị từ chối hàng mà còn tiết kiệm chi phí lâu dài và tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường.

Tài liệu tham khảo:
  • (2024). Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. https://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh
  • Ministry of Health, Labour and Welfare Japan: List of Maximum Residue Limits (MRLs) for agricultural chemicals in foods
  • European Commission: Regulation (EU) No 37/2010 on pharmacologically active substances and their classification regarding maximum residue limits in foodstuffs of animal origin
  • FDA: Code of Federal Regulations Title 21 Part 556: Tolerances for residues of new animal drugs in food.
  • Health Canada: Maximum Residue Limits (MRLs) for Veterinary Drugs in Foods.
  • MFDS Korea: Food Code – Veterinary Drug Residues
  • MHLW Japan Imported Food Safety https://www.mhlw.go.jp/english/topics/importedfoods/index.html
  • FDA Import Refusals Report – Import Alert System. https://www.accessdata.fda.gov/scripts/importrefusals/

Việt Nguyễn là đại lý chính thức sản phẩm Sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS hãng SCIEX tại Việt Nam

Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ Việt Nguyễn thông tin sau:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT VIỆT NGUYỄN
Địa chỉVPHCM: số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất,  Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.

VPHN: Tòa Intracom, Số 33 Cầu Diễn, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

VPĐN: Số 10 Lỗ Giáng 5, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng.

Liên hệ0817 663300 (Mr.Hiếu) – Ehieu@vietnguyenco.vn
Emailinfo@vietnguyenco.vn
Websitehttps://www.vietcalib.vnhttps://vietnguyenco.vn