Tổng quan về Amino Acid và máy phân tích Amino Acid model Artemis 6000

Tổng quan về Amino Acid

Model: Artemis 6000

Hãng sản xuất: SCION Instrument – Anh

Xuất xứ: ĐỨC

I. Amino acid:

  • Amino acid là chất hữu cơ mà phân tử chứa ít nhất một nhóm carboxyl (COOH) và ít nhất một nhóm amine (NH2), trừ proline chỉ có nhóm NH (thực chất là một imino acid).
  • Trong phân tử amino acid đều có các nhóm COOH và NH2 gắn với carbon ở vị trí α. Hầu hết các amino acid thu nhận được khi thuỷ phân protein đều ở dạng L-α amino acid. Như vậy các protein chỉ khác nhau ở mạch nhánh (thường được ký hiệu: R).

PHÂN LOẠI AMINOACID:

  • Nhóm I. Gồm 7 amino acid có R không phân cực, kỵ nước, đó là: glycine, alanine, proline, valine, leucine, isoleucine và methionine. (Hình 3.2)
  • Nhóm II. Gồm 3 amino acid có gốc R chứa nhân thơm, đó là phenylalanine, tyrosine và tryptophan (Hình 3.3.)
  • Nhóm III. Gồm 5 amino acid có gốc R phân cực, không tích điện, đó là serine, theonine, cysteine, aspargine và glutamine (Hình 3.4)
  • Nhóm IV. Gồm 3 amino acid có R tích điện dương, đó là lysine, histidine và arginine, trong phân tử chứa nhiều nhóm amin (hình 3.5).
  • Nhóm V. Gồm 2 amino acid có gốc R tích điện âm, đó là aspartate và glutamate, trong phân tử chứa hai hóm carboxyl (hình 3.6).

Bảng 3.1. Các amino acid thường gặp

Tên amino
acid
Tên amino acid gọi theo danh
pháp hoá học
Tên
viết tắt

hiệu
Khối lượng
(MW)
Glycine α-aminoacetic acid Gly G 75
Alanine α-aminopropionic acid Ala A 89
Proline α-pyrolydilcarboxylic acid Pro P 115
Valine α-aminoisovaleric acid Val V 117
Leucine α-aminoisocaproic acid Leu L 131
Isoleucine α-amino-β-metylvaleric acid Ile I 131
Methionine α-amino-γ-metylthiobutyric acid Met M 149
Phenylalanine α-amino-β-phenylpropionic acid Phe F 165
Tyrosine α-amino-β-
hydroxyphenylpropionic acid
Tyr Y 181
Tryptophan α-amino-β-indolylpropionic acid Trp W 204
Serine α-amino-β-hydoxypropionic acid Ser S 105
Threonine α-amino-β-hydroxybutiric acid Thr T 119
Cysteine α-amino-β-thiopropionic acid Cys C 121
Aspargine amid của aspartate Asn B 132
Glutamine amid của glutamate Gln Q 146
Lysine α,ε diaminocaproic acid Lys K 146
Histidine α-amino-β-imidazolpropionic acid His H 155
Arginine α-amino-δ-guanidinvaleric acid Arg R 174
Aspartate α-aminosuccinic acid Asp D 133
Glutamate α-aminoglutarate Glu E 147
  • Trong phân tử Protein, có 20 loại Aminoacid cần thiết – tuy nhiên trong cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp hết 20 Amino Acid và có các Amino Acid sau được đưa vào qua được thức ăn – các Amino Acid này gọi Các Amino Acid không thể thay thế; bao gồm: “Met, Val, Leu,Ile, Thr,Phe, Trp, Lys, Arg và His và Cys”
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều Amino Acid ít gặp khác – là dẫn suất của các Amino Acid thường gặp (20 Amino Acid kể trên)

II. Peptide:

  • Peptide là những protein thường có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục amino acid nối với nhau, có khối lượng phân tử thường dưới 000. Chúng có thể được tổng hợp trong tự nhiên hoặc được hình thành do sự thoái hoá protein. Trong các peptide các amino acid được liên kết với nhau thông qua liên kết peptide (hình 3.12).

III. Protein

  • Cấu trúc phân tử bậc 1, 2, 3, 4: Về mặt cấu trúc người ta phân biệt protein gồm bốn bậc: bậc I, bậc II, bậc III và bậc IV (Hinh. 3.17)

  • Khối lượng (MW) và cấu trúc phân tử của một số protein
Protein Khối lượng
(Dalton)
Số gốc
amino acid
Số chuỗi
polypeptide
Glucagon
Insulin
Ribonuclease (tụy bò)
Lysozyme (lòng trắng trứng)
Myoglobin (tim ngựa)
Chymotripsin (tụy bò)
Hemoglobin (người)
Albumin (huyết thanh người)
Hexokinase (men bia)
Tryptophan-synthetase (E.coli)
γ-globulin (ngựa)
Glycogen-phosphorylase (cơ thỏ)
Glutamate-dehydrogenase (gan bò)
Synthetase của acid béo (men bia)
Virus khảm thuốc lá
3482
5733
12.640
13.930
16.890
22.600
64.500
68.500
96.000
117.000
149.000
495.000
1.000.000
2.300.000
40.000.000
29
51
124
129
153
241
574
550
800
975
1.250
4.100
8.300
20.000
336.500
1
2
1
1
1
3
4
1
4
4
4
4
40
21
2.130