Ứng dụng quang phổ hấp thu nguyên tử AAS phân tích kim loại trong thức ăn chăn nuôi

Ô nhiễm kim lọai trong thức ăn chăn nuôi là một trong những mối nguy an toàn trong thức ăn chăn nuôi được người sử dụng và cơ quan quản lý quan tâm kiểm soát nhằm hạn chế các nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi. Phương pháp phân tích bằng AAS là một kỹ thuật được ứng dụng phổ biến tại các phòng thí nghiệm để đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong thức ăn chăn nuôi.

1. Khái quát về thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc dạng thực phẩm chức năng.

2. Mục đích kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là một ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Việc kiểm soát thức ăn chăn nuôi cần được chặt chẽ, đạt đủ điều kiện chất lượng trước khi cho vật nuôi ăn. Đồng thời việc kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi cũng góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi trong nước phát triển và gia tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu ra nước ngoài.

3. Những chỉ tiêu kiểm nghiệm trong thức ăn chăn nuôi

3.1 Các quy định về kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi hiện nay

  • QCVN 01-183:2016/BNNPTNT: Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.
  • QCVN 01 – 190: 2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi – các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
  • QCVN 01-39:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.
  • Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT: chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng.

3.2 Những chỉ tiêu kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi có rất nhiều loại , nguồn gốc, mẫu mã khác nhau. Tuy khác nhau về cấu tạo nhưng các sản phẩm này vẫn phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố dinh dưỡng. Việc kiểm định thức ăn chăn nuôi sẽ dựa trên những chỉ tiêu sau:

Bảng 1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi:

Nhóm các chỉ tiêu Vật lý – Cảm quan:

  • Cảm quan: màu sắc, trạng thái, mùi vị.
  • Chỉ số khúc xạ, độ pH, tỉ trọng, góc quay cực riêng.
  • Chỉ số acid, chỉ số peroxid.
  • Độ ẩm, mất khối lượng khi sấy khô.

 

 

 

 

Nhóm các chỉ tiêu chất lượng:

  • Thành phần đa lượng:
  • Protein (đạm)
  • Lipid (béo)
  • Carbohydrat (glucid)
  • Tro
  • Xác định hàm lượng hoạt chất chính:
  • Thành phần acid amin (21 hoạt chất).
  • Vitamin nhóm A, B, C, D, E, K.
  • Các enzyme, xơ tiêu hóa… giúp kích thích, hỗ trợ tiêu hóa của vật nuôi.
  • Một số loại phụ gia: phẩm màu, vi khoáng,…
Nhóm các chỉ tiêu an toàn:

  • Hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg (vô cơ và hữu cơ)
  • Phân tích độc tố vi nấm – mycotoxins (Aflatoxin BG, Ochratoxin A,…)
  • Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Phân tích xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella, Tổng số nấm men – nấm mốc,…)
  • Phân tích dư lượng kháng sinh (Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Auramine O,…)
  • Phân tích dư lương Hormon tăng trưởng và thuốc thú y (Beta Agonist, Testosterone, Progesterone, Macrolide và Lincosamide,…).

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm này chỉ quy định độ dao động phân tích đối với một số chỉ tiêu chất lượng cơ bản. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như thành phần các chất, các đơn vị kinh doanh  khi tiến hành kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi sẽ được tư vấn các chỉ tiêu cho phù hợp.

4. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm kim loại trong thức ăn chăn nuôi

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 và thông thường dùng để chỉ những kim loại liên quan đến sự ô nhiễm và độc hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một số sinh vật ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các kim loại nặng không bị các vi khuẩn phân hủy mà có khuynh hướng tích lũy trong cơ thể sống và nhiều kim loại nặng đã được biết đến là độc và có thể gây ung thư.

Kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, thức ăn hay hấp thụ qua da được tích tụ trong các mô theo thời gian sẽ đạt tới hàm lượng gây độc. Các nghiên cứu đã cho thấy kim loại nặng có thể gây rối loạn hành vi của con người do tác động trực tiếp đến chức năng tư duy và thần kinh. Gây độc cho các cơ quan trong cơ thể như máu, gan, thận, cơ quan sản xuất hoocmon, cơ quan sinh sản, hệ thần kinh gây rối loạn chức năng sinh hóa trong cơ thể do đó làm tăng khả năng bị dị ứng, gây biến đổi gen.

Các nguyên tố kim loại nặng độc hại đối với con người trong các loại thực phẩm được nghiên cứu nhiều nhất bao gồm: chì, cadmi, asen, thủy ngân, thiếc, antimon. Các nguyên tố này tương đối phổ biến trong tự nhiên và có độc tính cao, đặc biệt là ở một số dạng tồn tại của chúng như asen vô cơ, thủy ngân hữu cơ.

5. Phương pháp kiểm nghiệm kim loại bằng máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS Hãng GBC – Úc

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử là công cụ phổ biến để phân tích yếu tố kim loại nặng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng và các lĩnh vực khác như thực phẩm, môi trường, dược phẩm…

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử của GBC và các tính năng của AAS Hãng GBC, đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngành thức ăn chăn nuôi hiện nay.

Hình 1: Hệ thống máy AAS Model SavantAA Zeeman Enduro của Hãng GBC

Tính năng kỹ thuật:

  • Máy quang phổ AAS SavantAA Z enduro là thiết bị tích hợp chế độ lò graphite (GF-AAS), được trang bị thêm phương pháp bổ chính nền bằng hiệu ứng Zeeman với cường độ từ trường có thể điều chỉnh được đáp ứng được mọi nhu cầu phân tích trong lĩnh vực thực phẩm, môi trường, sinh học, dược phẩm…
  • Chế độ phân tích lò graphite GF-AAS giúp giảm giới hạn phát hiện xuống cỡ ppb.
  • Điều chỉnh được cường độ từ trường trong phạm vi 0.6-1.1 Tesla với bước 0.1 Tesla nhằm tạo ra độ nhạy và độ chính xác cao nhất. Giúp người vận hành có thể điều chỉnh giá trị cường độ từ trường tối ưu cho mỗi nguyên tố, đảm bảo hiệu ứng hiệu chỉnh ZEEMAN được hiệu quả nhất được đo qua chỉ số MSR – tỷ số số nhạy từ trường. SavantAA Z Enduro không sử dụng vật liệu biến trở (polarizer) cho phép tăng thêm 50% ánh sáng có thể đi đến detector giúp tăng giá trị giới hạn phát hiện LOD
  • Điều chỉnh độ rộng khe đo liên tục trong khoảng 0.1 tới 2.0 nm (theo bước thay đổi 0.1nm) khi thiết lập ở chế độ tự động. Chiều cao khe tự động giảm xuống khi sử dụng chế độ lò graphite
  • Chức năng nhận diện mã code cho cả đền HCl thường và đèn HCl năng lượng cao Super lamp
  • Tích hợp nguồn đèn năng lượng cao Superlamp cho một vị trí đèn đảm bảo độ nhạy cao nhất với lượng năng lượng tiêu thụ thấp nhất (lựa chọn thêm với 04 vị trí đèn)
  • Hệ thống được cải tiến cho phép đo trên 1400 lần đốt trên mỗi ống graphite và giá trị % RSD thấp
  • Tích hợp camera quan sát quát trình nguyên tử hóa trong lò

Hệ thống quang học:

  • Mâm đèn dạng turret 08 vị trí với liên kết động cho phân tích tuần tự đa nguyên tố
  • Hệ thống quang 02 chùm tia, phản xạ tất cả cho ánh sáng năng lượng cao
  • Tự động cài đặt bước sóng trong khoảng sóng 175 – 900 nm
  • Bộ đơn sắc Ebert Fastie lớn, tự động chuẩn với độ dài tiêu cự 333 mm, thiết kế đặc biệt để ánh sáng truyền qua hoàn toàn và ổn định
  • Tùy chỉnh khe phổ liên tục trong khoảng 0.1 – 2.0 nm với bước chuyển 0.1 nm, và – cho hoạt động lò – làm giảm chiều cao khe phổ cho tất cả độ rộng khe phổ.
  • Cách tử: 1800 vạch/ mm
  • Bộ điều biến Asymmatric bất đối xứng làm giảm độ nhiễu: hệ thống 02 chùm tia đo tia sáng trên cả phần mẫu và tia tham chiếu trong khoảng thời gian cân bằng, bộ điều biến Asymmatric cho phép phần mẫu được đo 02 lần trong khoảng thời gian đo tia mẫu; bởi vì phần mẫu là nơi gây ra nhiễu trong kết quả đo, bộ điều biến Asymmatric giúp làm giảm tín hiệu nhiễu xuống 40%, giúp hệ thống đạt được độ nhạy và giới hạn phát hiện tốt nhất.

Việt Nguyễn là đại diện độc quyền của hãng GBC tại Việt Nam.

Tham khảo link sản phẩm hãng GBC tại đây: https://vietnguyenco.vn/thuong-hieu/gbc-uc/

Quý khách có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT  VIỆT NGUYỄN
Địa chỉ VPHCM: số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất,  Q.12, Tp. Hồ Chí MinhVPĐN: Số 10 Lỗ Giáng 5, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

VPHN: 138 Phúc Diễn, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội

Hotline PHÒNG MARKETING – TRUYỀN THÔNG:

  • Mr Quân: 0842664422 | 0339130122
  • Email: quan.vo@vietnguyenco.vn
Email info@vietnguyenco.vn
Website https://www.vietcalib.vn https://www.vietnguyenco.vn