Tập 1 – THUẬT NGỮ SẮC KÝ | LEARNING & REVIEW SERIES

Tập 1 – Thuật Ngữ Sắc Ký | LEARNING & REVIEW SERIES

Hiểu được thuật ngữ liên quan Sắc ký là điều quan trọng để hiểu được Ứng dụng của bạn.

Nội dung sau sẽ làm rõ một số thuật ngữ được dùng phổ biến trong ngành.

1. Cụm từ chuyên dụng khi nhắc đến Sắc ký

1.1 Absorption và Adsorption

Hình ảnh 2024 09 13 111658410

Absorption là quá trình các phân tử / nguyên tử xuyên qua bề mặt và xâm nhập vật liệu khác. Trong Sắc ký, đây là quá trình chất tan được phân chia vào pha động

Adsorption là quá trình diễn ra trên bề mặt. Trong Sắc ký là quá trình tách hỗn hợp dựa trên sự tương tác giữa hỗn hợp và pha tĩnh

1.2 Chemisorption

Hình ảnh 2024 09 13 101835506

Là phản ứng hóa học với vật liệu nhồi. Thường không thể đảo ngược và hay xảy ra khi vật liệu nhồi có nhóm chức năng hoạt tính như Silanol hoặc liên kết Amino

1.3 Bakeout trong Sắc ký

Là quá trình gia nhiệt cột để loại bỏ tạp chất

1.4 Degassing trong Sắc ký

Là quá trình loại khí hòa tan từ pha động kể cả trước khi sử dụng hoặc trong khi sử dụng

1.5 Desorption

Hình ảnh 2024 09 13 102520808S

Là phân tử trên bề mặt của vật liệu nhồi của cột cùng đi vào pha tĩnh

1.6 Hydrophilic và Hydrophobic

Hình ảnh 2024 09 13 110045719

Hydrophilic là “yêu nước”, trong Sắc ký nó đề cập đến pha tĩnh tương thích với nước hoặc hợp chất tan trong nước

Hydrophobic là “ghét nước”, trong Sắc ký nó đề cập đến pha tĩnh không tương thích với nước

1.7 Sample Capacity – Lưu lượng mẫu trong Sắc ký

Là lượng mẫu được tiêm vào cột không bị thất thoát hiệu năng và cột bị quá tải

1.8 Inlet Liner

Là ống thủy tinh trong hệ thống đầu vào, nơi mẫu lỏng được tiêm vào.

1.9 GC Inlet

Là vị trí sẽ chuyển mẫu vào cột, có thể quan sát thấy giữa nguồn khí mang và đầu vào cột. Mẫu sẽ được bay hơi tại đầu vào

1.10 Septum

Thông thường là Silicon hoặc vật liệu tương tự để bảo vệ đầu vào mẫu khỏi không khí và cho phép ống tiêm thâm nhập để tiêm

1.11 Method Development – Phát triển phương pháp Sắc ký

Là quy trình tách tối ưu để đảm bảo kết quả có tính lặp lại và bền bỉ

1.12 Robustness

Tĩnh bền vững của quy trình phân tích là thước đo khả năng quy trình đó không bị ảnh hưởng những thay đổi nhỏ trong thông số phương pháp

1.13 Selectivity

Là khả năng của quy trình phân tích để tạo peak mà không có nhiễu, cho kết quả phản ánh đúng chất phân tích

1.14 Sensitivity

Liên quan đến lượng hợp chất nhỏ nhất có thể đo chính xác trong mẫu chỉ bằng phép đo thông thường

1.15 Standards – Chuẩn

Là mẫu chứa chất phân tích đã biết nồng độ. Chuẩn có thể sử dụng để xác định peak chưa biết. Chuẩn có thể sử dụng cho định lượng, bằng cách tạo đường cong hiệu chuẩn diện tích peak so với nồng độ

1.16 Internal Standard – Chất nội chuẩn

Là thêm vào lượng hợp chất cố định vào từng mẫu và dung dịch hiệu chuẩn. Chất nội chuẩn phải phản ứng tương ứng với những thay đổi trong chất phân tích và sinh ra tín hiệu tương tự

1.16 Blank – Mẫu trắng

Là mẫu có nền mẫu, thành phần pha tương tự chất phân tích mà không chứa các chất hoạt động

1.17 Eluate / Effluent – Chất giải hấp

Chất rửa giải chứa cả chất phân tích và chất tan đi xuyên qua cột. Nó là pha động rời cột

1.18 Eluent – Chất rửa giải

Chất rửa giải sẽ di chuyển chất phân tích qua cột – nó là tỷ lệ của pha động mang chất phân tích

1.19 Solute – Chất tan

Là thành phần được hòa tan trong hỗn hợp được tách trên cột. Chất tan còn có thể liên quan đến chất tan

1.20 Solvent – Dung môi

Là chất lỏng mẫu được hòa tan trước khi tiêm

1.21 Efficiency – Hiệu quả

Là khả năng tạo peak nhọn và rõ ràng của cột

1.21 Limit of Detection (LOD) – Giới hạn phát hiện

Là nồng độ tại đó chất phân tích có thể phân biệt với nhiều đường nền

1.22 Limit of Quantification (LOQ) – Giới hạn định lượng

Là nồng độ nhỏ nhất mà kết quả peak có thể định lượng ở cấp độ certainty

2. Các hệ Sắc ký phổ biến

2.1 Liquid Chromatography – Sắc ký lỏng

Sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối đầu dò khối phổ hãng SCIEX

Hệ Sắc ký lỏng ExionLC (trái) ghép nối Đầu dò khối phổ Triple Quad™ 4500 (bên phải) hãng SCIEX – Mỹ

Là kỹ thuật tách sử dụng pha động là chất lỏng và phép tách được mang ra khỏi cột với pha tĩnh rắn

2.1.1 Normal-phase chromatography – Sắc ký pha thường

Là loại Sắc ký lỏng, khi mà pha tĩnh phân cực hơn so với pha động

2.1.2 Reversed Phase Chromatography – Sắc ký pha đảo

Là loại Sắc ký lỏng khi mà pha tĩnh ít phân cực hơn so với pha lỏng – dạng thông thường của Sắc ký lỏng hiệu năng cao

2.2 Gas Chromatography – Sắc ký khí

Sắc ký khí ghép nối đầu dò khối phổ SCION

Hệ Sắc ký khí 8500GC (bên trái) ghép nối với hệ đầu dò khối phổ 8700SQ (bên phải) hãng SCION – Hà Lan

Là kỹ thuật tách sử dụng pha động là khí để mang mẫu ra khỏi pha tĩnh

3. Thuật ngữ các loại khí trong Sắc ký

3.1 Make-up Gas – Khí bổ sung

Là khí bổ sung được thêm vào khí mang để khi đi qua cột hoặc đầu dò. Mục đích khí bổ sung là cải thiện hình dạng peak khi sử dụng các cột ống mở (mao quản)

3.2 Carrier Gas – Khí mang

Là khí trơ được sử dụng để mang mẫu trong Sắc ký khí

4. Các kỹ thuật lấy mẫu Sắc ký khí

Headspace Sampling – Lấy mẫu Headspace cho Sắc ký

Hệ lấy mẫu headspace sắc ký

Hệ lấy mẫu Headspace model VERSA tự động hãng SCION – Hà Lan

Là một dạng lấy mẫu không gian khí của Sắc ký khí. Kỹ thuật sẽ lấy chất tan dạng khí được chứa trong lọ mẫu lỏng / rắn

5. Các chế độ tiêm của Sắc ký

5.1 Cold Injection – Tiêm lạnh cho Sắc ký

Là quá trình tiêm diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cuối của lò, có thể thực hiện tại điểm sôi hoặc thấp hơn của dung môi

5.2 Cold on-Column Injection

Là kỹ thuật đưa mẫu trực tiếp vào cột GC dưới dạng chất lỏng

5.3 Gradient

Thay đổi cường độ dung môi theo thời gian sẽ rửa giải các hợp chất bị giữ lại lâu

5.4 Large Volume Injection – Tiêm mẫu lưu lượng lớn

Là lượng mẫu với thể tích nhiều hơn được thêm vào cột mao quản so với thông thường. Thường dùng cho phép đo dạng vết

5.5 Programmed Temperature Vaporization (PTV)

Là mẫu được thêm vào lớp lót trong ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi mẫu. Dung môi sẽ liên tục bay hơi và thoát ra ở đường chia đầu vào, sau khi dung môi hoàn toàn bay hơi, đầu vào sẽ được gia nhiệt nhanh và mẫu được chuyển vào trong cột

5.6 Pulsed-Splitless Injection

Là cách tiêm GC trong đó lưu lượng lớn được tiêm vào đầu vào để giảm thể tích trong ống tiêm, sao cho thể tích mẫu có thể được di chuyển vào cột nhanh

5.7 Split Injection – Tiêm chia dòng

Là kỹ thuật mà chỉ 1 phần mẫu được trực tiếp tiêm vào cột. Kỹ thuật này giúp cột giảm quá tải

5.8 Split Ratio – Tỷ lệ chia dòng

Là tỷ lệ mẫu được thoát và mẫu được tiêm trực tiếp vào cột

6. Thuật ngữ về Cột Sắc ký

6.1 Chromatography Column – Cột Sắc ký

Cột Sắc ký khí model Rtx hãng Restek – Mỹ Cột Sắc ký khí hãng SCION – Hà Lan
Sắc ký Sắc ký

Là ống chứa pha tĩnh, nơi mà pha động / khí mang sẽ đi qua, tạo nên sự tách Sắc ký

6.2 Packing – Vật liệu nhồi cột Sắc ký

Liên quan đến chất hấp phụ, gel hoặc hỗ trợ rắn được sử dụng trong cột Sắc ký

6.3 Bleed – Chảy máu cột

Là sự mất đi vật liệu của cột hoặc vách ngăn do hoạt động ở nhiệt độ cao

6.4 Mobile Phase – Pha động

Pha động là chất rửa giải sẽ đi qua cột trong Sắc ký lỏng

6.5 Stationary Phase – Pha tĩnh

Là pha cột không di chuyển – có thể dạng rắn, trong Sắc ký lỏng (LC), hoặc chất lỏng độ nhớt cao trong Sắc ký khí (GC)

6.6 Non-Polar – Không phân cực

Phân tử không phân cực có electron phân bố đối xứng và do đó không có mang điện tích cả 2 đầu – vì tất cả điện tích đều triệt tiêu lẫn nhau

6.7 Polar – Phân cực

Phân tử phân cực có thể định nghĩa là một đầu hơi mang điện tích dương, một đầu hơi mang điện tích âm

7. Các cách phát hiện của Sắc ký

7.1 Flame Ionization Detection (FID) – Phát hiện ion hóa ngọn lửa

Hình ảnh thực Đầu dò FID của Sắc ký khí GC hãng SCION – Hà Lan  Mô hình nguyên lý hoạt động của Đầu dò FID
Sắc ký Sắc ký

Là loại đầu dò ion hóa hydrocarbon chứa hợp chất bằng ngọn lửa Hydro

7.2 Mass Spectrometer Detector – Đầu dò khối phổ Sắc ký

Hình ảnh thực Đầu dò khối phổ Triple Quad™ 7500 hãng SCIEX – Mỹ Hình ảnh thực tế Đầu dò khối phổ 8900TQ hãng SCION – Hà Lan
Sắc ký khối phổ Sắc ký

Là đầu dò ghi nhận giản đồ khối lượng của chất tan khi chúng được rửa giải ra khỏi cột

7.3 Thermal Conductivity Detection (TCD) – Phát hiện độ dẫn nhiệt

Chất phân tích thoát ra khỏi cột sẽ làm thay đổi độ dẫn nhiệt của khí mang, từ đó tạo phản hồi từ đầu dò khi đầu dò đo độ dẫn nhiệt khác biệt giữa dòng khí mang và khí tham chiếu

7.4 Wavelenght Detection – Phát hiện bước sóng

Là kỹ thuật thông thường của Sắc ký lỏng mà chất phân tích hấp thụ ánh sáng từ nguồn sáng trong đầu dò. Cường độ hấp thụ là tín hiệu có thể quan sát trên giản đồ

8. Thuật ngữ Xử lý giản đồ Sắc ký

8.1 Baseline – Đường nền

Hình ảnh 2024 09 13 100825898

Là đường thể hiện tín hiệu từ Đầu dò khi mà chỉ pha động / khí mang đi qua. Đường nền cũng đại diện điểm tại đó sẽ thực hiện phép toán để xác định diện tích, chiều cao tín hiệu

8.2 Peak area – Diện tích peak

Là diện tích được đo dưới giản đồ peak. Diện tích peak liên quan đến lượng hợp chất đã được rửa giải thành peak

8.3 Các peak hay gặp

Hình ảnh 2024 09 13 103138665 Hình ảnh 2024 09 13 102731954

Fronting peak là peak có hình dạng phần trước dốc hơn so với phần sau

Tailing peak là peak sắc ký bị kéo đuôi

Symmetric peak là peak đối xứng, kết quả phản ánh đúng tính chất mẫu

Ghost peak là peak không xuất hiện ở mẫu nguyên chất. Các peak này thường gây ra bởi “chảy máu” vách ngăn, giảm cấp chất tan và tạp pha động / khí mang

8.4 Retention Time – Thời gian rửa giải

Là thời gian giữa tiêm mẫu và xuất hiện peak tối đa

8.5 Signal to Noise Ratio – Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu

Là tỷ lệ của chiều cao peak so với mức độ nhiễu

8.6 Recovery – Thu hồi

Là lượng chất tan được rửa giải từ cột so với lượng được tiêm vào cột

8.7 Linearity – Tuyến tính

Hình ảnh 2024 09 13 103725505

Trong phân tích định lượng, điều quan trọng là đầu dò phải tạo ra phản hồi tuyến tính liên quan đến nồng độ chất tan. Độ tuyến tính là một khoảng nồng độ trong đó các phản hồi phù hợp với một hàm số tuyến tính với những đặc điểm nhất định, nó thường liên quan đến đường cong hiệu chuẩn

9. Các chế độ tiêm Sắc ký

9.1 Cold Injection – Tiêm lạnh

Là quá trình tiêm diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cuối của lò, có thể thực hiện tại điểm sôi hoặc thấp hơn của dung môi

9.2 Cold on-Column Injection

Là kỹ thuật đưa mẫu trực tiếp vào cột GC dưới dạng chất lỏng

9.3 Gradient

Thay đổi cường độ dung môi theo thời gian sẽ rửa giải các hợp chất bị giữ lại lâu

9.4 Large Volume Injection – Tiêm mẫu lưu lượng lớn

Là lượng mẫu với thể tích nhiều hơn được thêm vào cột mao quản so với thông thường. Thường dùng cho phép đo dạng vết

9.5 Programmed Temperature Vaporization (PTV)

Là mẫu được thêm vào lớp lót trong ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi mẫu. Dung môi sẽ liên tục bay hơi và thoát ra ở đường chia đầu vào, sau khi dung môi hoàn toàn bay hơi, đầu vào sẽ được gia nhiệt nhanh và mẫu được chuyển vào trong cột

9.6 Pulsed-Splitless Injection

Là cách tiêm GC trong đó lưu lượng lớn được tiêm vào đầu vào để giảm thể tích trong ống tiêm, sao cho thể tích mẫu có thể được di chuyển vào cột nhanh

9.7 Split Injection – Tiêm chia dòng trong Sắc ký

Là kỹ thuật mà chỉ 1 phần mẫu được trực tiếp tiêm vào cột. Kỹ thuật này giúp cột giảm quá tải

9.8 Split Ratio – Tỷ lệ chia dòng

Là tỷ lệ mẫu được thoát và mẫu được tiêm trực tiếp vào cột

—-

Hiện tại, Việt Nguyễn đang là đại lý phân phối chính thức dòng sản phẩm Sắc ký lỏng khối phổ hiệu năng cao LC-MS/MS hãng SCIEX, Sắc ký khí khối phổ GC-MS/MS hãng SCION, các phụ kiện, vật tư tiêu hao cho Sắc ký hãng RESTEK tại Việt Nam.

Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn, xin liên hệ Việt Nguyễn thông tin sau:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT VIỆT NGUYỄN
Địa chỉ VPHCM: số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất,  Q.12, Tp. Hồ Chí Minh.

VPHN: Tòa Intracom, Số 33 Cầu Diễn, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

VPĐN: Số 10 Lỗ Giáng 5, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng.

Liên hệ 0826 664422 (Mr.Thành) – E: thanh.hongco@vietnguyenco.vn
Email info@vietnguyenco.vn
Website https://www.vietcalib.vnhttps://www.vietnguyenco.vn