Phân tích kim loại trong ngành thủy sản

1. Vai trò của việc phân tích kim loại trong thủy sản

Phân tích kim loại nặng có trong thủy hải sản được xem là một trong những phương pháp kiểm nghiệm giúp đảm bảo an toàn cho sản phẩm thủy hải sản do cá và các loại hải sản có thể chứa hàm lượng cao kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadimi rất có hại với sức khỏe con người.

Thủy sản dễ bị nhiễm kim loại nặng do nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Phần lớn nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình sản xuất, xả nước thải, khí thải không đúng cách của con người.

Khi ăn các thủy hải sản bị nhiễm kim loại nặng, mỗi kim loại nặng sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe con người. Thủy ngân, asen có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tê đầu ngón tay chân, hoa mắt, đau cơ khớp, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu bị nhiễm độc thủy ngân, asen có thể gây sẩy thai, ngộ độc, tổn thương đến thai nhi. Đối với các kim loại khác như chì, cadimi, niken, crom nếu hấp thụ lượng lớn vào cơ thể con người cũng dẫn đến ung thư, tử vong và những tác hại khôn lường khác.

Nhiều cơ quan quản lý từ các quốc gia khác nhau đã được thành lập để kiểm soát nồng độ tối đa cho phép của kim loại nặng trong thực phẩm như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO); Liên minh Châu Âu (EU). Ví dụ, theo EU, giới hạn tối đa của chì trong thịt cá là 0,3 mg/kg; cadmium và thủy ngân lần lượt là khoảng 0,05 – 0,3 mg/kg và 0,5 – 1,0 mg/kg trọng lượng ướt, phụ thuộc vào loại cá khác nhau.

2. Các phương pháp và chỉ tiêu phân tích kim loại nặng trong hải sản

Dưới đây là một số chỉ tiêu kim loại nặng và những phương pháp kiểm nghiệm được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và hướng dẫn của AOAC Quốc Tế.

Bảng 1. Các chỉ tiêu và phương pháp trong xét nghiệm kim loại nặng trong thủy sản

Chỉ tiêu xét nghiệm Phương pháp
Methyl thủy ngân -Phương pháp sắc ký lỏng, quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Sắc ký khí

-Sắc ký khí nhanh

Sắt -Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng
Chì -Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa

-Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng

Cadimi -Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

Niken -Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Crom -Đo phổ hấp thụ nguyên tử
Arsen -Phương pháp bạc dietyldithiocacbamat

-Đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua

-Phương pháp quang phổ

Thiếc -Quang phổ hấp thụ nguyên tử

-Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

3. Máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS Hãng GBC trong phân tích kim loại

3.1 Tính năng kỹ thuật

  • Là hệ thống phân tích hoàn toàn tự động, đa nguyên tố, với hệ thốngquang học 02 chùm tia.
  • Hệ thống hoàn toàn điều khiển qua PC thông qua phần mềm.
  • Mâm đèn 08 vị trí tự động chỉnh đèn và tối ưu cường độ dòng điện của đèn
  • Đèn D2 có tuổi thọ cao đảm bảo lên đến 1000 giờ sử dụng.
  • Chương trình hóa điều khiển khí với khóa an toàn giúp cho độ lặp lại vận hành và tự động chỉnh dòng khí khi có sự thay đổi phương pháp.
  • Hệ quang phản xạ cho tất cả (không sử dụng thấu kính) cho hiệu suất truyền năng lượng cao
  • Tự động chỉnh bước sóng, 175 – 900 nm
  • Tự động điều chỉnh độ rộng khe liên tục với 20 khe từ 0.1 đến 2 nm với bước chuyển là 0.1nm trong chế độ đo thông thường hoặc giảm chiều cao với chế độ cài đặt tự động.
  • Hệ thống điều khiển khí gasbox có thể lập trình được; đảm bảo an toàn vận hành.
  • Bộ phận Asymmetric giúp làm giảm tín hiệu nhiễu xuống 40% cho độ chính xác kết quả phân tích cao.
  • Công nghệ hiệu chỉnh đường nền nhanh siêu xung (Fast Hyper Pulse) trong dải phổ 175 – 423 nm, với độ hấp thu lên 2.5A
  • Tự động nhận diện coded đèn cho cả đèn HCL và đèn năng lượng cao Super lamp
  • Có 01 vị trí nguồn cấp cho đèn năng lượng cao (super lamp); nguồn 10 V, với năng lượng tiêu thụ thấp và nhiệt độ ra thấp; Lựa chọn thêm với 04 vị trí đèn năng lượng cao
  • Chức năng điều chỉnh đầu đốt bằng bộ truyền động motor
  • Có video màu quan sát quá trình nguyên tử hóa thời gian thực
  • Cổng giao tiếp USB cho kết nối máy tính.
  • Có thể nâng cấp mở rộng với các bộ phận sau:
    • Hệ thống lò Graphite GF5000
    • Bộ hóa hơi lạnh Hydrid HG3000
    • Bộ gia nhiệt bằng điện cho bộ hóa hơi lạnh EHG3000
    • Bộ làm giàu mẫu tăng độ nhạy cho phân tích Hg MC3000
    • Bộ lấy mẫu tự động kết hợp chức năng pha loãng tự động cho ngọn lửa SDS720

Hình 1. Máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS Hãng GBC (Úc)

3.2 Các tiêu chuẩn đáp ứng trong phân tích kim loại trong thủy sản

Bảng 2. Các Tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích kim loại trong thủy sản

Tiêu chuẩn Việt Nam Đối tượng và ứng dụng Thiết bị
TCVN 7602:2007

TCVN 7603:2007

TCVN 7604:2007

TCVN 12347:2018

AOAC 990.04

TCVN 11046:2015 (EN 14332:2004)

Sản phẩm thủy sản: xác định hàm lượng chì, hàm lượng cadimi, thủy ngân, metyl thủy ngân và các kim loại nặng có trong sản phẩm từ thủy sản.

Xác định các nguyên tố vết.

Xác định asen trong thủy sản bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (gfaas) sau khi phân hủy bằng lò vi sóng.

Máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS

Model: Savant AA Sigma/ GF5000
SavantAA
SavantAA Z enduro
Hãng sản xuất: GBC Scientific – Úc
Xuất xứ: Malaysia

Việt Nguyễn là đại diện độc quyền của Hãng GBC (Úc) tại Việt Nam.

Tham khảo link sản phẩm hãng GBC tại đây: https://vietnguyenco.vn/thuong-hieu/gbc-uc/

Quý khách có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – KỸ THUẬT  VIỆT NGUYỄN
Địa chỉ VPHCM: số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất,  Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

VPĐN: Số 10 Lỗ Giáng 5, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

VPHN: Tầng 1, toà nhà INTRACOM, 33 Cầu Diễn, P. Phúc Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

VP Cần Thơ: 275 Xuân Thủy, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

Hotline PHÒNG MARKETING – TRUYỀN THÔNG:

  • 0842 66 44 22 (Ms. Trúc) – E: truc@vietnguyenco.vn
  • 0817 66 33 00 (Mr. Hiếu) – E: hieu@vietnguyenco.vn
Email info@vietnguyenco.vn
Website https://www.vietcalib.vnhttps://www.vietnguyenco.vn