Đầu dò – Trái tim hệ thống XRF di động

Giai đoạn phát triển “Trái tim” của hệ XRF di động

Đầu dò Amptek rất phổ biến trên thị trường. Tính đến thời điểm này, Amptek luôn góp mặt trong hệ thống “trái tim” cho các thiết bị XRF. Đặc biệt là XRF di động của Bruker.

Vậy tại sao Việt Nguyễn lại gọi hệ đầu dò chính là “Trái tim” hệ XRF? Hôm nay hãy cũng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Đầu dò Si-PIN:

Si-PIN đã “chiếm lĩnh” thị trường trong nhiều năm qua vì nhiễu thấp, ít bị thoát dòng, thu tín hiệu tốt.

đầu dò

Hình 1: Các biến thể hệ Si-PIN

Đặc biệt, Si-PIN có chi phí vận hành rất thấp nên nó luôn được ưu tiên sử dụng cho XRF phòng thí nghiệm thời điểm bấy giờ. Đáp ứng ứng dụng xác định hợp kim, kim loại, kiểm nghiệm RoHS, Chì trong sơn.

Độ phân giải năng lượng từ 139 đến 190eV, phụ thuộc vào diện tích phân tích.

Theo Amptek, Si-PIN có thể tạo được nhiều “biến thể”:

  • XR-100CR: biến thể kết nối với bộ mở rộng, cùng bộ khuếch đại tín hiệu, được gói gọn trong hộp kim loại. Nhưng yêu cầu bộ xử lý tín hiệu và nguồn nằm bên ngoài.
  • X-123 là biến thể khác, được đặt trong hộp kim loại cầm tay. Biến thể này đánh dấu 14 năm phát triển của Amptek. Quan điểm của Amptek luôn tạo ra các thiết bị nhỏ, tiêu thụ ít, hiệu năng cao nhưng dễ vận hành. Minh chứng bằng gói gọn “trái tim”, bộ khuếch đại, bộ xử lý xung, MCA và nguồn. Chỉ cần DC +5V và USB / RS-232 kết nối máy tính.

2. Đầu dò SDD, viết tắt từ Silicon Drift Detector

Nghiên cứu lần đầu vào những năm 1983 bởi 02 nhà vật lý học Gatti và Rehak. Ban đầu chỉ được sử dụng như máy dò vị trí hạt, giờ đây thì làm máy đếm xung tốc độ cao, hoạt động ở nhiệt độ phòng.

Ưu điểm chính của SDD hiện đại là dung tích anode ít, không phụ thuộc nhiều diện tích. Như thế sẽ giảm thời gian “chết” và khuếch đại tín hiệu đầu ra cao hơn.

2.1 Hệ SDD CUBE:

đầu dò

Hình 2: Khối lập phương CUBE

So với SDD tiền nhiệm, CUBE là hệ khuếch đại tín hiệu có tỷ lệ nhiễu thấp. Được thiết kế độc quyền cho các hệ đầu dò bức xạ. Mạch CSA (Charge Sensitive Amplifier) vận hành ở chế độ hoàn trả xung.

Với kích thước nhỏ, chỉ 0.75 x 0.75 x 0.25 (mm) nên có thể kết nối vào đầu dò mà không chiếm nhiều không gian.

2.2 Hệ FAST SDD

đầu dò

Hình 3: Tổng quan hệ FAST SDD

Hệ FAST SDD chính là đỉnh cao công nghệ.

Như thường lệ, Amptek đã tự lên kế hoạch sản xuất và cải tiến quy trình. Kết quả là chế tạo thành công hệ ít nhiễu, ít thoát dòng, thu nhận tốt, đồng nhất.

FAST SDD đánh dấu cột mốc lịch sử rằng Amptek thành công chế tạo hệ SDD có hiệu năng tốt nhất, vừa tốc độ đọc cao @100.000.000 cps vừa duy trì độ phân giải. Gần đây, FAST SDD có bằng độc quyền sáng chế C-Series (Si3N4) gồm cửa sổ năng lượng thấp cho phân tích tín hiệu nhẹ.

So với tiền nhiệm, đặc biệt lớn nhất là FAST SDD thay thế JFET bằng MOSFET. Như thế sẽ giảm dung lượng, giảm nhiễu, và cải thiện độ phân giải cho các peak hẹp.

2.3 Hệ SDD Graphene Window

SDD Graphene Window là mới nhất trên thị trường, Bruker đang trang bị vào các XRF di động.

Khi thay thế cửa sổ tiền nhiệm Beryllium bằng hệ Graphene thì khả năng thu nhận tín hiệu tốt hơn.

Hình 4: Giản đồ phổ so sánh độ truyền tín hiệu giữa 02 loại cửa sổ

Graphene lần đầu được sử dụng nhưng ưu điểm nó mang lại rất nhiều. Như ít độc hại hơn Beryllium, mỏng hơn nhưng bền vì cấu trúc hệ lục giác.

Đặc biệt, trong hệ XRF di động thì đầu dò được xem như là “TRÁI TIM” nên chúng ta phải bảo vệ nó.

Vì thế mà Bruker “gia cố” lên đầu dò bằng tấm bảo vệ. Tấm bảo vệ chịu được 50N lực, tương đương 03 lần khối lượng máy nên chúng ta luôn được yên tâm.

Mọi người có thể xem thêm Video giới thiệu tẩm bảo vệ đầu dò độc quyền sáng chế của Bruker tại hoặc xem thêm tại đây:

Với hệ SDD cửa sổ Graphene cùng tấm bảo vệ, S1 TITAN Bruker đang được tin dùng hơn bao giờ hết trong các lĩnh vực như Khai khoáng, kim loại, hợp kim, … vì độ an toàn cho đầu dò được đảm bảo.

Tham khảo một số thông tin của thiết bị:

+ Giới thiệu S1 TITAN 800

+ Khai khoáng

+ Kim loại, Hợp kim

—-

Việt Nguyễn hiện đang là đại lý phân phối chính hãng dòng sản phẩm XRF di động Bruker

Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ

Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ – Kỹ thuật Việt Nguyễn
Địa chỉ VP. HCM: Số N36, đường số 11, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh

VP. HN: Tầng 01 – tòa nhà Intracom, số 33 đường Cầu Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội

VP. ĐN: Số 10 Lỗ Giáng 05, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng

VP. CT: 275 Xuân Thủy, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ 

Sales phụ trách sản phẩm
  • Miền Bắc:
  1. Ms. Phương: M: 0834 6633 00 – E: phuong@vietnguyenco.vn
  2. Mr. Dũng: M: 0846 6633 00 – E: dung.pham@vietnguyenco.vn
  • Miền Nam: 
  1. Mr. Thành: M: 0826 6644 22 – E: thanh.hongco@vietnguyenco.vn / thanhvietnguyen.com@gmail.com
Email info@vietnguyenco.vn
Website https://www.vietcalib.vn | https://www.vietnguyenco.vn